Việc xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là triển khai thực hiện bước 1 trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Dịch vụ liên quan:
» Chuyên đầu tư mua bán chuyển nhượng doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án, tư vấn đầu tư, đại lý kinh doanh.
» Dịch Vụ Kế Toán, Kiểm Toán
» Dịch Vụ Luật Doanh Nghiệp
» Bất động sản MVA Land
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và Tổ giúp việc.
1. Căn cứ vào kế hoạch cổ phần hóa trong Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và kế hoạch, lộ trình triển khai công tác cổ phần hóa.
Như vậy, Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ là cơ quan Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp cũng như xây dựng kế hoạch, lô trình triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hóa trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp.
Như vậy, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hóa.
Bước 2: Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm:
1. Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.
2. Các Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.
3. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
4. Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.
5. Lập phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
6. Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý.
7. Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hóa.
Như vậy, trong công tác chuẩn bị Tổ giúp việc phải giúp Ban chỉ đạo thực hiện 7 nhiệm vụ nêu trên để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.
Bước 3: Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành:
1. Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Gửi phương án sử dụng đất cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để xin ý kiến về các lô đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa và giá đất làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa lựa chọn (hoặc đấu thầu lựa chọn) tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp Tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói về lập phương án cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.
Bước 4: Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
1. Ban Chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
2. Đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi thực hiện kiểm toán quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này, Ban Chỉ đạo trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp gửi văn bản và hồ sơ đề nghị cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Bước 5: Hoàn tất Phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp xây dựng Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Phương án cổ phần hóa phải bao gồm các nội dung cơ bản như:
– Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
– Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
– Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
– Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định.
– Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
– Phương án sắp xếp lại lao động.
– Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 – 5 năm tiếp theo.
– Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tổ chức công khai Phương án cổ phần hóa và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức Đại hội công nhân viên chức (bất thường).
Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện Phương án cổ phần hóa để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ban Chỉ đạo thẩm định phương án cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa phê duyệt.
Đối với các doanh nghiệp có giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo Ban Chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Căn cứ tính hiệu quả và khả thi của phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án tái cơ cấu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần theo quy định.
MVA GROUP gồm các công ty thành viên:
CÔNG TY CỔ PHẦN MVA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH LUẬT MVA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN MVA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN MVA LAND
Lĩnh vực hoạt động:
CÔNG TY TNHH LUẬT MVA VIỆT NAM
– Tư vấn Luật doanh nghiệp:
+ Thành lập doanh nghiệp;
+ Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
+ Thành lập địa điểm, chi nhánh doanh nghiệp;
+ Giải thể doanh nghiệp.
CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN MVA VIỆT NAM
– Dịch vụ kế toán doanh nghiệp:
+ Dịch vụ báo cáo thuế;
+ Dịch vụ báo cáo tài chính;
+ Dịch vụ báo cáo tài chính nội bộ, vay vốn;
+ Dịch vụ Quyết toán thuế.
CÔNG TY CỔ PHẦN MVA VIỆT NAM
– Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp:
+ Mua bán doanh nghiệp;
+ Chuyển nhượng doanh nghiệp;
+ Sáp nhập doanh nghiệp;
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp.
MVA Việt Nam – Thành Công Đến Từ Sự Khác Biệt




