Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không? Trong quá trình thử việc nghỉ ngang tại doanh nghiệp, nhiều người lao động cảm thấy không phù hợp nên muốn nghỉ. Nhưng liệu thử việc nghỉ ngang thì có được nhận lương không? Mức lương được nhận là bao nhiêu? Cùng xem qua bài viết dưới đây MVA sẽ giải đáp cho bạn.
1. Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Đối với trường hợp nghỉ ngang trong thời gian thử việc, cần tuân theo các quy định pháp luật và các thỏa thuận giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Thông thường, người lao động phải thông báo trước và được sự đồng ý của nhà tuyển dụng về việc nghỉ ngang, bao gồm cả việc thanh toán lương cho những ngày nghỉ.
Nếu nghỉ ngang mà không báo trước hoặc không có sự chấp thuận từ nhà tuyển dụng, việc trả lương sẽ phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng lao động hoặc quy định nội bộ của công ty. Vì vậy, người lao động nên nắm rõ thỏa thuận và quy định trước khi quyết định nghỉ ngang.
Tóm lại, trong thời gian thử việc, người lao động vẫn được trả lương theo quy định cho các ngày đã làm việc, ngay cả khi có nghỉ ngang, với mức lương tối thiểu là 85% của vị trí tương ứng. Tuy nhiên, nghỉ ngang phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và thỏa thuận trước đó.
2. Nghỉ ngang chưa ký hợp đồng có bị trừ lương hay đền bù gì không?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019, trường hợp người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi nghỉ việc sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Hoàn trả cho công ty, doanh nghiệp chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2019.
Do đó, trong trường hợp người lao động nghỉ ngang không báo trước, họ sẽ phải bồi thường cho công ty, doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Ngoài ra, người lao động còn phải hoàn trả cho công ty, doanh nghiệp chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, cũng như tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
3. Trường hợp không được trả lương khi nghỉ ngang trong thử việc
Theo Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động nghỉ không có sự chấp thuận trong thời gian thử việc, họ sẽ không được thanh toán lương cho những ngày nghỉ đó.
“Nghỉ không phép” được hiểu là người lao động tự ý nghỉ việc mà không báo trước hoặc không được sự đồng ý từ phía công ty. Trong trường hợp này, việc nghỉ ngang là hành vi vi phạm quy định nội bộ, và người lao động sẽ không nhận được tiền lương cho những ngày vắng mặt trong thời gian thử việc.
Hơn nữa, nếu người lao động vi phạm các quy định nội quy trong thời gian thử việc, họ cũng sẽ không được thanh toán lương cho những ngày đã làm việc. Các hành vi vi phạm có thể bao gồm thiếu trách nhiệm trong công việc, vi phạm kỷ luật, an toàn lao động, hoặc các quy tắc khác của công ty.
Tuy nhiên, việc không được trả lương khi vi phạm cần dựa trên các thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Hợp đồng lao động hoặc quy định của công ty thường có những điều khoản cụ thể về vấn đề này, và người lao động cần nắm rõ để tránh xung đột sau này.
Tóm lại, người lao động nghỉ không phép hoặc vi phạm nội quy trong thời gian thử việc sẽ không được trả lương, đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy định pháp luật cũng như nội quy của doanh nghiệp
4. Thử việc trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14, thời gian thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà đưa ra khoảng thời gian phù hợp. Người lao động thử việc một lần đối với một vị trí công việc và tuân thủ điều kiện sau:
- Thời hạn thử việc không quá 180 ngày đối với công việc giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14.
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ, chuyên môn kỹ thuật từ Cao đẳng trở lên.
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ Trung cấp trở lên.
- Thời gian thử việc không quá 06 ngày đối với những công việc khác.
5. Có đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc không?
Từ năm 2018, bảo hiểm xã hội bắt được được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (không áp dụng đối với hợp đồng thử việc). Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng lao động giao kết có nội dung thử việc. Người lao động sẽ được đóng BHXH và tính thời gian tham gia trong thời gian thử việc.


